Công viên giải trí đã trở thành đòn bẩy đưa ngành công nghiệp không khói tại nhiều quốc gia tăng trưởng thần tốc, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề, trong đó có BĐS.
Chìa khóa thành công này đã xuất hiện tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) khi VinWonders – công viên giải trí trong khu đô thị lớn nhất TP HCM chuẩn bị ra mắt.
“Cỗ máy in tiền” của ngành du lịch thế giới
Công viên giải trí được ví như “cỗ máy in tiền” cho nền kinh tế tại nhiều quốc gia. Tại Mỹ, từ một công viên Disneyland đầu tiên được khai sinh ở California vào năm 1955, thu hút hơn 20 triệu lượt khách mỗi năm, đến nay Disneyland đã xây dựng được cả một đế chế với 12 công viên giải trí tại 6 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo CNBC, mảng công viên giải trí của Disney ước đạt doanh thu 34,15 tỷ USD và lợi nhuận kỷ lục 9,27 tỷ USD trong năm tài chính 2024.
Tại Châu Á, công viên giải trí Everland của Hàn Quốc đón 6 – 7,5 triệu lượt khách mỗi năm. Hay tại Singapore, công viên Universal Studios đóng góp cho doanh thu của Resort World Sentosa không dưới 1,8 tỷ USD mỗi năm.
Theo nghiên cứu của Grand View Research, quy mô thị trường công viên giải trí toàn cầu sẽ đạt tới 70,83 tỷ USD vào năm 2025. Bên cạnh mang lại sức sống cho nền kinh tế địa phương, công viên giải trí còn tác động lớn đến sự tăng trưởng của thị trường bất động sản. Một nghiên cứu từ Lucrative Landmark Report (Mỹ) chỉ ra, công viên giải trí giống như đòn bẩy, giúp giá trị các bất động sản trong khoảng bán kính 10 – 20 dặm luôn tăng nhanh hơn và nhiều hơn các khu vực khác. Đơn cử, giá căn hộ ở gần Walt Disney World (Mỹ) đã tăng đến 364% giá trị.